Công nghệ sinh học (CNSH) được coi là ngành của tương lai. Là một trong số các ngành mà các nước trên thế giới đang rất chú trọng để phát triển. Nhật Bản được thế giới biết đến như một cường quốc của công nghệ. CNSH là một trong những lĩnh vực rất phát triển tại Nhật. Đặc biệt với một quốc đảo như nước Nhật thì các ứng dụng CNSH của nước này luôn được chính phủ Nhật Bản quan tâm và đầu tư rất mạnh. Tuy nhiên, dân số Nhật đang ngày càng già đi, nguồn nhân lực được đào tạo bài bản về ngành này lại đang thiếu trầm trọng và nguồn lao động trẻ đang rất thiếu. Chính vì vậy, học CNSH bạn hoàn toàn không lo về vấn đề việc làm ngay sau khi ra trường.
Tại Việt Nam, ngành CNSH nằm trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ từ nay đến 2030 của Bộ Khoa học và Công nghệ với hơn 500 doanh nghiệp và trung tâm nghiên cứu đang hoạt động. Do đó, thị trường lao động trong lĩnh vực CNSH được nhận định là có tiềm năng phát triển rất lớn cả trong nước và quốc tế.
1. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân Công nghệ Sinh học có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt. Sinh viên sau khi ra trường có khả năng tiếp cận nhanh với công nghệ mới, khả năng tư duy sáng tạo, phương pháp tiếp cận khoa học để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành học.
Từ năm 2017 đến nay, nhà trường đã triển khai chương trình đào tạo chuẩn Nhật Bản. Mục tiêu của chương trình là Sinh viên ngành CNSH của Trường đại học Công nghệ Vạn Xuân có năng lực chuyên môn cao, năng lực tiếng Nhật đạt N3 trở lên, đặc biệt có tác phong làm việc chuyên nghiệp và am hiểu văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản vì vậy có cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp Nhật Bản với mức lương cao.
Tiễn bay sinh viên ngành Công nghệ sinh học bay sang Nhật Bản làm việc với tư cách Kỹ thuật viên
2. Thời gian đào tạo
Hệ Đại học chính quy: 4 năm
Hệ Đại học liên thông:
1,5 năm (Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học)
2,5 năm (Liên thông từ Trung cấp lên Đại học)
Trong quá trình đào tạo, sinh viên sẽ được thực tập trong các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và nước ngoài trong thời gian 3 tháng đến 1 năm. Trong quá trình thực tập, sinh viên sẽ được nhận lương với mức khá cao vừa rèn luyện trình độ chuyên môn và năng lực ngoại ngữ. Đây là một lợi thế lớn của sinh viên Trường đại học Công nghệ Vạn Xuân.
3. Kết quả đào tạo
Về kiến thức
Chương trình đào tạo cử nhân công nghệ sinh học phải nắm rõ các nguyên lý và quy trình cơ bản sinh học; lý thuyết cơ sở về sinh học thực nghiệm để ứng dụng vào các vấn đề công nghệ sinh học; nội dung cơ bản và các phương pháp mới trong công nghệ sinh học. Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Sinh học có kỹ năng biết cách triển khai và thực hành tốt các nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học và công nghệ sinh học; tổng quan các vấn đề nghiên cứu, phân tích và xử lý các kết quả thí nghiệm để ứng dụng trong thực tế sản xuất và chuyển giao công nghệ; có khả năng thực thi ít nhất một kỹ thuật cụ thể trong công nghệ sinh học. Ngoài ra cử nhân công nghệ sinh học có khả năng thực hiện nghiên cứu và trợ giảng tại các các cơ sở nghiên cứu và cơ sở giáo dục đại học; có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng học tập sau đại học ở các chương trình đào tạo sau đại học ở nước ngoài.
Trong chương trình đào tạo của ngành Công nghệ sinh học, sinh viên còn được học các chuyên ngành hép như Công nghệ sinh học Nông nghiệp, Công nghệ sinh học Thực phẩm, Công nghệ sinh học Môi trường và Công nghệ sinh học Y sinh. Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ đáp ứng được yêu cầu của công việc cụ thể mà thực tiễn yêu cầu.
Sinh viên học Khoa Công nghệ sinh học thực hành thí nghiệm
Ngoại ngữ: với chương trình đào tạo cử nhân công nghệ sinh học song song đào tạo tiếng Nhật thì sinh viên sau khi ra trường sẽ đạt trình độ N3 trở lên. Vì vậy, sinh viên sẽ có cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và mức lương cao.
Về kỹ năng
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được hoàn thiện những kỹ năng mềm hỗ trợ cho công việc như kỹ năng tự lập kế hoạch, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp; có khả năng đọc được các tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh, tiếng Nhật và sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng và các phần mềm tài chính phục vụ công tác chuyên môn.
Công việc sinh viên sau khi tốt nghiệp
Sinh viên khoa Công nghệ Sinh học của trường ĐH Công Nghệ Vạn Xuân có rất nhiều cơ hội việc làm. Tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhận được các công việc như:
1. Làm việc trong các doanh nghiệp Nhật Bản
2. Giảng dạy sinh học (một số môn sinh học thực nghiệm) và Công nghệ sinh học ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Dạy nghề và các trường Trung học Phổ thông.
3. Giảng dạy tiếng Nhật
4. Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về sinh học, sinh học thực nghiệm và công nghệ sinh học ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng.
5. Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến Sinh học và Công nghệ sinh học của các ngành hoặc các địa phương (bộ, sở, phòng,...), các trung tâm, tỉnh, thành phố, quận, huyện.
6. Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng, kiểm nghiệm tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực Công nghệ sinh học, nông, lâm, ngư, y dược, khoa học hình sự, công nghiệp nhẹ.
7. Tư vấn, tiếp thị tại các đơn vị thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, y dược.
Sinh viên Khoa Công nghệ Sinh học tại Phòng Thí nghiệm
4. Chương trình đào tạo
Tổng số khối lượng kiến thức toàn khoá học: 149 tín chỉ (không kể các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng). Trong đó:
- Kiến thức đại cương và chuyên môn: 103 tín chỉ
- Thực tập và khóa luận tốt nghiệp hoặc tương đương: 16 tín chỉ
- Tiếng Nhật: 30 tín chỉ
Chương trình đào tạo được thực hiện trong 4 năm, bao gồm 8 học kỳ, trong đó có 7 học kỳ tích lũy kiến thức tại trường, học kỳ 8 là thực tập tốt nghiệp, viết khóa luận hoặc thi tốt nghiệp.
Sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai sẽ được đi thực tập tại Doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam, sang năm học thứ 3 sẽ được lựa chọn chuyên ngành để tiếp tục theo học như Công nghệ sinh học Nông nghiệp, Công nghệ sinh học Thực phẩm, Công nghệ sinh học Môi trường và Công nghệ sinh học Y sinh và sau đó sẽ được đi thực tập đúng Chuyên ngành tại Nhật Bản từ 3 tháng đến 1 năm.
Kết thúc khóa học sinh viên được công nhận tốt nghiệp khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của bộ trưởng Bộ Giáo Dục & Đào Tạo và quy định của Trường ĐH Công nghệ Vạn Xuân về đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Thạc sỹ Trần Văn Lực – cựu sinh viên Ngành Công nghệ sinh học, hiện tại đang theo học Tiến sỹ tại Châu Âu với học bổng toàn phần.
Các cựu sinh viên ngành Công nghệ sinh học khóa 7 hiện tại đang làm việc tại Nhật
Với những điều đã trình bày, có lẽ "Ngành Công nghệ sinh học là gì? Ra trường làm gì?" đã không còn là một câu hỏi khó. Hy vọng sẽ có nhiều bạn trẻ yêu thích và lựa chọn ngành Công nghệ sinh học của Trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân để có một tương lai tươi sáng, góp sức mình cho sự phát triển của ngành CNSH, của xã hội và Đất nước.